Immigration Law

BẢO LÃNH HÔN NHÂN ĐỒNG GIỚI SANG MỸ

BẢO LÃNH HÔN NHÂN ĐỒNG GIỚI SANG MỸ

Hoa Kỳ là một trong những quốc gia cho phép kết hôn đồng giới cũng là một trong những nước có tỷ lệ kết hôn đồng giới cao nhất thế giới. Một tin vui khác nữa đó là Mỹ cho phép công dân mình kết hôn và bảo lãnh người yêu nước ngoài sang đoàn tụ.

Đối với công dân Mỹ bảo lãnh người yêu đồng giới:

Người yêu của người công dân Mỹ sau khi được bảo lãnh sang sẽ được phép định cư và nhận thẻ xanh theo diện bảo lãnh vợ/chồng. Vậy những cách bảo lãnh nào sẽ giúp bạn đoàn tụ cùng người yêu đồng giới tại Mỹ? Đối với công dân Mỹ (quốc tịch Mỹ) bảo lãnh người yêu đồng giới: bảo lãnh theo diện 𝐇𝐨̂𝐧 𝐩𝐡𝐮 – 𝐇𝐨̂𝐧 𝐭𝐡𝐞̂ (𝐊-𝟏) điều kiện để bảo lãnh theo diện K-1:

  • Người bảo lãnh phải là công dân Hoa Kỳ.
  • Người bảo lãnh và người được bảo lãnh đều đang ở tình trạng độc thân.
  • Người bảo lãnh và người được bảo lãnh đã gặp mặt nhau trong vòng 2 năm từ khi nộp hồ sơ bảo lãnh.
  • Phải cam kết đăng ký kết hôn trong vòng 90 ngày sau khi đến Mỹ.
  • Nếu có bảo lãnh con riêng đi kèm, thời điểm nhập cảnh đặt chân đến Mỹ, con riêng phải dưới 21 tuổi và còn độc thân.
  • Phải có những bằng chứng chứng minh mối quan hệ yêu đương là thật.

Đối với thẻ xanh Mỹ bảo lãnh người yêu đồng giới:

  • Nếu bạn đang có visa du lịch hoặc du học Mỹ bạn có thể kết hôn cũng người yêu tại Mỹ và mở hồ sơ bảo lãnh theo diện kết hôn (F-2A & CR-1/ IR-1).
  • Kết hôn tại đất nước thứ 3 chấp nhận kết hôn đồng giới: 2 bạn sẽ đăng ký và lấy giấy kết hôn để tiến hành mở hồ sơ theo diện kết hôn vợ/chồng.
  • Nếu bạn khó khăn trong việc xin visa du học, du lịch hay không thể sang đất nước thứ 3 để kết hôn thì vẫn còn MỘT CÁCH KHÁC giúp các bạn có 𝐭𝐡𝐞̉ 𝐱𝐚𝐧𝐡 𝐛𝐚̉𝐨 𝐥𝐚̃𝐧𝐡 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐲𝐞̂𝐮 đ𝐨̂̀𝐧𝐠 𝐠𝐢𝐨̛́𝐢 𝐬𝐚𝐧𝐠 𝐌𝐲̃.

Bảo lãnh hôn nhân đồng giới có khó được cấp visa không?

Diện bảo lãnh hôn nhân đồng tính được xét như diện bảo lãnh vợ/ chồng bình thường. Trường hợp khó được cấp visa thường rơi vào một số trường hợp người bảo lãnh hoặc người được bảo đã từng kết hôn và có con chung với người khác giới, sau đó ly hôn và nộp hồ sơ bảo lãnh đồng giới nên lãnh sự sẽ nghi ngờ về giới tính thật sự của họ.

Thời gian xét duyệt hồ sơ và chuẩn bị phỏng vấn có gì khác so với hồ sơ khác giới hay không?

Về tiến trình thủ tục và thời gian xét hồ sơ bảo lãnh hôn nhân đồng giới không có gì khác biệt so với hồ sơ khác giới.

Các quốc gia và vùng lãnh thổ nào công nhận và cho phép đăng ký kết hôn đồng giới?

Ngoài Mỹ, các quốc gia và vùng lãnh thổ khác như: Hà Lan, Bỉ, Canada, Tây Ban Nha, Nam Phi, Na Uy, Thụy Điển, Argentina, Bồ Đào Nha, Iceland, Đan Mạch, Uruguay, Brazil, New Zealand, Anh và xứ Wales, Pháp, Luxembourg, Scotland, Ireland, Phần Lan, Greenland, Colombia, Malta, Úc, Đức, Áo, Đài Loan, Ecuador, Bắc Ireland, Costa Rica… cũng đã thừa nhận hôn nhân đồng tính.

Cần làm gì để chuẩn bị tốt cho buổi phỏng vấn xin visa bảo lãnh hôn nhân đồng giới tại Lãnh sự quán Hoa Kỳ?

Trả lời phỏng vấn tự tin, rõ ràng, mạch lạc cùng với bằng chứng thuyết phục là cơ sở để Lãnh sự đánh giá hồ sơ của bạn.

Những bằng chứng bao gồm:

  1.   Cùi vé máy bay, dấu mộc hải quan (boarding pass, visa stamps) có ngày tháng năm đầy đủ
  2.   Hình ảnh chụp chung (riêng tư, cùng gia đình, bạn bè…) nên có ngày tháng càng tốt
  3.   Hình ảnh đính hôn, du lịch cùng nhau
  4.   Tin nhắn/ cuộc gọi liên lạc
  5.   Bưu thiếp, quà tặng, thư tay, chuyển tiền
  6.   Tường trình mối quan hệ yêu nhau
  7.   Tuyên thệ nhân chứng quen nhau (của người thân, người quen ký tên) được cơ quan có thẩm quyền xác nhận
  8.   Xác nhận tạm trú của người bảo lãnh (trong những chuyến về thăm hôn phu/ hôn thê ở Việt Nam)
  9.   Hóa đơn khách sạn, du lịch khi đi chơi cùng nhau
  10. Hóa đơn, thiệp mời tiệc đính hôn
  11. Những tài sản đứng tên chung của người bảo lãnh và hôn phu/ hôn thê như: di chúc, nhà, đất, bảo hiểm, sổ tiết kiệm ngân hàng có tên thừa kế hoặc khai tên chung…

Tôi đã từng kết hôn khác giới và có con riêng, bây giờ tôi có người yêu đồng tính thì người yêu có thể bảo lãnh con riêng tôi qua Mỹ được không?

Được, người yêu của bạn có thể bảo lãnh con riêng của bạn đi Mỹ với điều kiện thời điểm nhập cảnh vào nước Mỹ, con riêng của bạn không được quá 21 tuổi.

Sau buổi phỏng vấn với Lãnh sự quán, những trường hợp nào có thể xảy ra?

Có thể sẽ có những trường hợp sau:

  1.   Lãnh sự tin vào mối quan hệ là hôn nhân thật sự, đồng ý cấp visa.
  2.   Lãnh sự nghi ngờ về mối quan hệ, đưa giấy xanh yêu cầu làm bản tường trình và bổ sung bằng chứng thuyết phục thêm về mối quan hệ.
  3.   Lãnh sự giữ lại giấy tờ bổ sung và hẹn sẽ làm việc sau, đồng nghĩa viên chức lãnh sự sẽ tiến hành điều tra, xác nhận mối quan hệ dựa trên những tường trình, bằng chứng bổ sung mà bạn cung cấp.
  4.   Lãnh sự từ chối hồ sơ – nếu lãnh sự hoàn toàn không tin vào mối quan hệ ngay trong buổi phỏng vấn, lãnh sự có quyền từ chối hồ sơ (không yêu cầu bổ sung hay điều tra) và thông báo cho đương đơn rằng hồ sơ sẽ trả về cho Sở di trú (USCIS).

Nếu hồ sơ bảo lãnh hôn/ thê hôn phu đồng giới bị trả về sở di trú (USCIS) tôi phải làm gì?

Bạn chỉ có thể:

  1. Nộp lại hồ sơ bảo lãnh diện K-1 (chỉ được nộp sau 2 năm kể từ khi hồ sơ cũ được Sở di trú chấp thuận và mỗi người bảo lãnh chỉ được bảo lãnh diện K-1 tối đa 2 lần trong đời) hoặc
  2. Đăng ký kết hôn ở một quốc gia chấp nhận hôn nhân đồng tính rồi sau đó nộp hồ sơ bảo lãnh theo diện kết hôn (CR1/ IR1 hoặc F-2A)

Tôi là thường trú nhân, tôi có thể bảo lãnh hôn thê/ hôn phu đồng tính được không?

Câu trả lời là Được. Bạn liên hệ ngay Truong Law Firm, PLLC để được chúng tôi hướng dẫn chi tiết nhé.

Sau khi được cấp visa, hôn thê/ hôn phu đồng tính của tôi qua đến Mỹ, tôi phải làm gì để hôn thê/ hôn phu của tôi ở Mỹ hợp pháp?

Sau khi hôn thê/ hôn phu đồng tính của bạn qua tới Mỹ. Trong vòng 90 ngày hai người phải đăng ký kết hôn với nhau và sau đó nộp hồ sơ thay đổi tình trạng cư trú đến Sở di trú (hồ sơ xin thẻ xanh).

 

Hotline để được tư vấn miễn phí xin vui lòng gọi:

Văn phòng Mỹ: (+1) 713 561-5595

Văn phòng Việt Nam: (+84) 988 792-023

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *